Đất ở nông thôn là gì? Thời hạn sử dụng đất ở nông thôn là bao lâu?

Đất ở nông thôn là gì? Thời hạn sử dụng đất ở nông thôn là bao lâu?

 

Đất ở nông thôn là gì? Hiện nay có những quy định nào về quản lý cũng như sử dụng đất ở tại nông thôn? Hãy cùng CenHomes tìm hiểu nhé!

 

Quy định hiện hành về đất ở nông thôn

Đất ở nông thôn là gì?

 

Đất ở nông thôn thuộc vào nhóm đất phi nông nghiệp, theo Mục 3 Điều 143 Luật đất đai 2013, đất ở nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 

Tóm lại, đất ở nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn, bao gồm đất để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống và vườn, ao trong cùng thửa đất.

 

Đất ở nông thôn có được xây nhà không?

 

Đất ở nông thôn là loại đất dùng để làm đất ở tại các khu vực nông thôn, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ghi là đất ở nông thôn. Đất ở nông thôn không được phép trồng trọt nhưng được phép xây dựng.

 

Hạn mức đất ở nông thôn

 

Hạn mức giao đất ở có thể được hiểu là diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng tối đa do được nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác do khai hoang phục hóa, nhằm khống chế diện tích đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, tránh hiện tượng giao đất một cách tùy tiện với diện tích lớn, đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để giới hạn diện tích đất được phép sử dụng của hộ gia đình, cá nhân mà quyền sử dụng đất được hình thành từ việc Nhà nước giao đất.

 

Hiện nay, việc quản lý và sử dụng đất khu dân cư ở nông thôn được thực hiện theo quy định tại Điều 143 Luật Đất đai 2013:

 

– Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

– Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.

 

Phí đo đạc địa chính đất ở nông thôn

 

Chi phí đo đạc địa chính là khoản phí chi trả cho đơn vị đo đạc khi chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu nhà ở yêu cầu thực hiện công việc đo đạc thửa đất nhằm xác định vị trí, diện tích và kích thước hình học theo tọa độ phẳng phục vụ cho công tác lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất và nhà.

 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC quy định: “Mức thu: Căn cứ vào các bước công việc, yêu cầu công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất được giao, được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án, nhưng mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.500 đồng/m2.”

 

Để có được chính xác mức phí đo đạc địa chính, bạn cần xác định địa phương nơi bạn đang sinh sống, diện tích đất đai xem xét mức phí quy định theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để so sánh, đối chiếu mức phí mà họ yêu cầu.

 

 

Thời hạn sử dụng đất ở nông thôn

 

Đất ở là đất có thời hạn sử dụng lâu dài, không giới hạn thời gian, theo quy định tại điều 125, Luật Đất Đai 2013. Theo đó, người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định trong các trường hợp sau đây:

 

  • Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
  • Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này;
  • Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
  • Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;
  • Đất tín ngưỡng;
  • Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
  • Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật này.

 

Một số đặc điểm và quy định về đất ở nông thôn

 

Đất ở nông thôn có một số đặc điểm như sau:

  • Đất ở khu dân cư nông thôn là địa bàn mà trên đó hình thành các cụm dân cư sinh sống tập trung. Khu dân cư ở nông thôn hình thành các cụm dân cư với các hộ gia đình bao gồm nhiều thế hệ gắn bó với nhau bằng yếu tố huyết thống tương đối chặt chẽ.
  • Đất khu dân cư thường được hình thành tại những nơi có vị trí địa lý thuận lợi cho đời sống và sinh hoạt của con người như xây dựng ở khu vực trung tâm của một vùng, gần các sông ngòi, hệ thống đường giao thông thuận tiện cho đi lại, giao lưu hàng hóa,...

 

Việc quản lý, sử dụng đất ở nông thôn được quy định tại Điều 143 Luật Đất đai 2013:

 

  • Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
  • Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
  • Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

 

Qua bài viết trên, Cen Homes đã tổng hợp lại một số thông tin tổng quan về đất ở tại nông thôn, hi vọng các thông tin này sẽ hữu ích với các bạn!