Theo số liệu công bố năm 2020 của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cho thấy, trong số 807 làng nghề truyền thống trên địa bàn, đa phần đều có sự tăng trưởng về doanh thu, giá trị sản xuất và có hàng xuất khẩu qua các năm như: làng gốm Bát Tràng, Làng Lụa Vạn Phúc, làng nghề cơ khí. Đặc biệt, làng nghề điêu khắc mỹ nghệ thôn Sơn Đồng đạt doanh thu lên tới 2.850 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện trạng phát triển làng nghề vẫn còn tồn đọng nhiều bất cập…
“Nỗi niềm” làng nghề
Thực tế cho thấy, các làng nghề tại Việt Nam đều đang gặp trở ngại trong việc sản xuất, thiếu khả năng cạnh tranh, quy mô nhỏ, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp… Đặc biệt, việc phát triển nhãn hiệu, thương hiệu và không gian trưng bày chưa được đầu tư đúng mức. Vì vậy, đã dẫn đến tình trạng sản phẩm dù tinh xảo, chứa đựng tâm huyết của nghệ nhân; nhưng chưa nhận được quan tâm rộng rãi, chưa xứng tầm với lợi thế và giá trị truyền thống vốn có.
Sản phẩm được dành nhiều tâm huyết nhưng vẫn chưa định vị được thương hiệu làng nghề
Mặt khác, việc cơ sở sản xuất, khu vực kinh doanh được đặt cùng không gian sinh hoạt như thực trạng của các làng nghề hiện nay sẽ phần nào gây ảnh hưởng tới môi trường sống và hiệu quả kinh doanh. Một vấn đề nhức nhối khác là hầu hết các làng nghề mới chỉ tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm, kinh doanh nhỏ lẻ mà chưa chú ý khai thác giá trị văn hóa tinh thần, tạo dựng mối liên kết cộng đồng, biến làng nghề thành điểm đếm thăm quan, triển lãm sản phẩm hấp dẫn khách du lịch và nhà đầu tư.
Trên thực tế, trong gần 6000 làng nghề của cả nước, thì chỉ có một số ít tạo được dấu ấn riêng trong việc bảo tồn và phát triển như: Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), nón lá Phú Cam (Huế), lồng đèn Hội An, gốm Bàu Trúc, dệt Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận), mỹ nghệ dừa Bến Tre,.. Còn lại, việc phát triển làng nghề đang diễn ra ở mức nhỏ lẻ, manh mún, tự phát dẫn đến hiệu quả doanh thu không lớn, chưa trở thành mũi nhọn kinh tế.
Lời giải nào cho “bài toán” làng nghề?
“Làng nghề đang hội tụ rất nhiều tinh hoa, họ đang muốn khoe sắc, nhưng lại thiếu đơn vị, hoặc phương tiện để đẩy mạnh điều này”, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nhấn mạnh.
Nhằm giải quyết thực trạng trên, việc bảo tồn di sản làng nghề gắn với phát triển đô thị, quy hoạch cơ sở sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và nâng tầm giá trị sản phẩm làng nghề trong một không gian trưng bày triển lãm tập trung, sang trọng đang là bài toán cần tìm lời giải.
Để tạo hướng đi mới cho làng nghề, việc xúc tiến thương mại cần áp dụng nhiều kênh. Trong đó, việc xây dựng thương hiệu là một quá trình bền bỉ, liên tục cùng và phát triển song song với việc duy trì chất lượng sản phẩm, bổ sung mẫu mã. Kênh tiếp cận đầu tiên và quan trọng hàng đầu phải kể đến không gian trưng bày sang trọng, giới thiệu sản phẩm, nghệ nhân…
Một trong những làng nghề đang loay hoay trong việc bảo tồn và nâng tầm thương hiệu phải kể đến làng nghề Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) có lịch sử 800 năm sản xuất đồ thờ thủ công, mỹ nghệ với những tác phẩm nổi tiếng như: Tượng Đức Thánh Trần, Tam Thế Phật, Phật Bà nghìn mắt nghìn tay,.. Các nghệ nhân của Sơn Đồng cũng đã ghi dấu ấn lớn về sự tinh tế của mình trong dịp tham dự sự kiện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Tuy nhiên, tại Sơn Đồng vẫn còn khá nhiều cơ sở thiếu mặt bằng kinh doanh, thiếu sự đồng bộ giữa kết nối sản phẩm với các giá trị văn hóa, chưa khai thác được triệt để yếu tố triển lãm, quảng bá, đầu tư để nâng tầm thương hiệu làng nghề và phát triển kinh tế khu vực.
Làng nghề Sơn Đồng có bề dày 800 năm tuổi trong sản xuất, chế tác đồ thờ tâm linh
Việc phát triển làng nghề cần gắn giá trị bản sắc văn hóa với phát triển đô thị, phối hợp thống nhất phát triển nâng tầm thương hiệu một cách quy hoạch, bài bản. Trên thế giới, tại Nhật Bản, Hàn Quốc, họ đã xây dựng các làng nghề thành các điểm thăm quan nổi tiếng cả nước và tạo nên thương hiệu với những đặc sắc văn hoá riêng. Với thế mạnh về lịch sử hình thành lâu đời, hơn 800 năm tuổi, Sơn Đồng hoàn toàn có thể áp dụng hướng phát triển theo các mô hình làng nghề này, để trở thành điểm đến di sản, mang tầm vóc mới trong việc gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt Nam.
Việc phát triển làng nghề thông qua kiến tạo không gian trưng bày tinh hoa văn hóa làng nghề góp phần đẩy mạnh giao thương, sẽ là hướng đi đầy triển vọng trong việc bảo tồn và phát triển tinh hoa làng nghề, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội tại địa phương phát triển bền vững.
Đây còn là cơ hội để mở ra triển vọng lớn trong việc cứu những làng nghề truyền thống khỏi nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Sản phẩm làng nghề được nâng tầm, trưng bày tại không gian đô thị mới sang trọng tạo nên sức bật kinh tế. Ngoài ra, việc kết hợp trưng bày sản phẩm làng nghề sẽ góp phần quảng bá truyền thống văn hóa, lịch sử, nét tài hoa của nghệ nhân làng nghề và hỗ trợ “xuất khẩu tại chỗ”, giải quyết đầu ra cho sản phẩm – vốn đang là thách thức lớn nhất của các làng nghề truyền thống hiện nay, giúp nghệ nhân có thể sống được bằng nghề và các thế hệ sau có động lực tiếp nối nghề truyền thống.
Sơn Đồng Center – Kiến tạo không gian trưng bày tinh hoa mĩ nghệ 800 năm tuổi
Đón đầu xu hướng trên, đồng thời lấy cảm hứng từ chính giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống Sơn Đồng 800 năm tuổi, dự án Sơn Đồng Center ra đời chính là minh chứng cho mong muốn của đơn vị phát triển bất động sản MBLand Invest đối với khát khao tạo dựng một khu đô thị phát triển hiện đại nhưng vẫn kiêu hãnh tinh hoa văn hóa truyền thống.
Sơn Đồng Center được các chuyên gia dự đoán sẽ kiến tạo nên một điểm nhấn làm thay đổi diện mạo khu vực Hoài Đức – điểm đến của không gian trưng bày tinh hoa, văn hóa làng nghề 800 năm tuổi, điểm đến của chốn giao thương sầm uất, chốn an cư hấp dẫn trong tương lai.
----------
Để có cơ hội sở hữu shophouse – nơi giao thoa giữa hiện đại và truyền thống tại Sơn Đồng Center, vui lòng liên hệ: 081.515.2288
Website: https://sondongcenter.com.vn/