Hồ sơ hoàn công chuẩn của Bộ Xây dựng & Quy trình thực hiện

Sau khi hoàn thiện công trình thì công trình đó chưa được phép đưa vào sử dụng ngay mà phải thông qua phê duyệt hồ sơ hoàn công. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này mời bạn đọc bài viết sau đây.

Hồ sơ hoàn công là gì?

Hồ sơ hoàn công là tất cả những tài liệu, lý lịch hoặc nhật ký lưu được ghi lại trong quá trình xây dựng công trình bao gồm: Phê duyệt đầu tư, phê duyệt dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, dự toán chi phí, thi công công trình và các quá trình khác nếu có. Hay nói cách khác, tất cả các hồ sơ và tài liệu liên quan đến quá trình xây dựng nên một công trình từ A - Z được gọi là hồ sơ hoàn công.

Vai trò của hồ sơ hoàn công

Sau khi hoàn tất quá trình xây dựng thì hoàn công là thủ tục cuối cùng hợp thức hóa công trình xây dựng về mặt pháp lý. Do đó, hoàn công bước vô cùng quan trọng sau khi hoàn thành dự án. Hồ sơ hoàn công có vài trò quan trọng như sau:

  1. Là cơ sở để thanh/quyết toán phục vụ công tác kiểm toán, thanh tra công trình.
  2. Phục vụ công tác nghiệm thu các giai đoạn, hạng mục hoàn thành của công trình.
  3. Giúp cơ quan quản lý trực tiếp công trình nắm được đầy đủ cấu tạo, thực trạng công trình nhằm khai thác hiệu quả và có các biện pháp tu sửa, cải tạo để duy trì tuổi thọ sử dụng công trình.
  4. Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ công trình.
  5. Giúp các cơ quan, quản lý dễ dàng tìm lại nghiên cứu.

Hồ sơ hoàn công gồm những giấy tờ gì?

Theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD (30/10/2015) quy định về về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ thì giấy tờ hoàn công sẽ bao gồm 4 loại cơ bản sau:

  1. Giấy phép xây dựng
  2. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
  3. Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công xây dựng
  4. Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng

Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế của từng loại công trình xây dựng mà sẽ có thêm các loại giấy tờ như:

  • Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng.
  • Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có thay đổi so với bản vẽ gốc).
    Bản vẽ hoàn công
  • Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định.
  • Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về an toàn phòng cháy chữa cháy, vận hành thang máy.

Quy trình 4 bước làm hồ sơ hoàn công

Nếu bạn xây nhà lần đầu mà vướng mắc về quy trình thì hãy xem hướng dẫn cách làm hồ sơ hoàn công qua 4 bước sau đây:

Bước 1: Xác định điều kiện hoàn công

Hoàn công nhà là bước bắt buộc trong quy trình xây dựng thi công các công trình lớn nhỏ thuộc trường hợp phải xin phép xây dựng. Đồng nghĩa vơi việc bạn sẽ không phải làm thủ tục hoàn công nếu căn nhà của bạn không bắt buộc phải xin cấp phép xây dựng trước khi tiến hành thi công.

Bước 2: Xác định hiện trạng công trình để hoàn công

Sau khi hoàn tất công đoạn thi công, đơn vị thi công sẽ có trách nhiệm dọn dẹp công trình, chuẩn bị tài liệu nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 4: Nộp hồ sơ hoàn công

Sau khi hoàn thiện hồ sơ hoàn công bạn cần phải nộp chung cho cơ quan chức năng có thẩm quyền sau:

  • Nộp cho Sở Xây dựng: Nếu công trình hoàn thiện là công trình cấp đặc biệt, cấp 1 như: di tích lịch sử, công trình tôn giáo, công trình du lịch, tượng đài,...
  • Nộp cho UBND quận/huyện/xã: Nếu công trình hoàn thiện là nhà ở riêng lẻ hoặc tư nhân.
  • Nộp cho Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới: Nếu công trình hoàn thiện là công trình xây mới, công trình cải tạo hoặc khu công nghiệp cần phải xin giấy phép trong phạm vi ranh giới của khu vực đó.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hồ sơ hoàn công và các quy trình, thủ tục cũng như những kinh nghiệm khi làm bộ hồ sơ hoàn công theo quy định chuẩn do Bộ Xây Dựng ban hành. Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn. Trân trọng!