Buổi Hội thảo thu hút gần 200 nhà đầu tư, trước đó ngày 03/07 hội thảo tại TP.HCM cũng thu hút khoảng 200 nhà đầu tư.
Tăng cường đầu tư bất động sản thứ cấp Bên cạnh vấn đề niêm yết thì những thông tin về hoạt động kinh doanh, chiến lược thời gian tới cũng được các nhà đầu tư quan tâm. Trả lời về định hướng này, ông Nguyễn Trung Vũ – Chủ tịch HĐQT CENLAND cho biết, định hướng dài hạn, bên cạnh mảng môi giới, công ty sẽ đẩy mạnh và tham gia sâu hơn vào mảng đầu tư thứ cấp (tức là, CENLAND sẽ hợp tác với các chủ đầu tư, có thể mua lại một phần, thậm chí cả dự án để phân phối ra thị trường). Theo đó, chiến lược kinh doanh của CENLAND là duy trì vị trí là đơn vị phân phối bất động sản hàng đầu Việt Nam và trở thành nhà đầu tư thứ cấp hàng đầu. Để làm được điều này, nhiều nhà đầu tư đặt vấn đề CENLAND sẽ sử dụng nguồn vốn như thế nào để đầu tư thứ cấp, ông Nguyễn Hoàng Giang, cố vấn tài chính của công ty này cho rằng, có nhiều cách huy động vốn như trái phiếu nợ, trực tiếp từ hợp tác động tư, huy động từ vốn cá nhân… nhưng công ty chưa có kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn trong giai đoạn này. CENLAND có gì khác biệt? Khi được hỏi về sự khác biệt, lợi thế của CENLAND với các doanh nghiệp cùng ngành khác đang niêm yết, đại diện của SSI cho rằng, khó có thể so sánh CENLAND với đơn vị cùng ngành nào, bởi mô hình kinh doanh của công ty này khá khác biệt. Bản chất là một đơn vị bán lẻ giống như FPT hay thế giới di động, nên việc định giá giá trị doanh nghiệp cũng khác. Khó tìm được công ty nào đang niêm yết mà giống với CENLAND, nhưng nếu xét về khía cạnh môi giới bất động sản thì có thể lấy Đất Xanh để tham chiếu. Với mô hình kinh doanh tương đối khác với nhiều doanh nghiệp dịch vụ môi giới bất động sản khác, CENLAND hiện đang sở hữu APP "Nghề môi giới – cenhomes.vn) được cho là lợi thế và khác biệt, là "vũ khí" của doanh nghiệp này trong thời buổi công nghệ 4.0.
Ban Lãnh đạo CENLAND và đơn vị tư vấn trả lời các câu hỏi của nhà đầu tư
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Tổng giám đốc CENLAND, sau 2 năm phát triển, app "Nghề môi giới" đã hoàn thành và đưa ra thị trường. Hiện nay, app có khoảng 20.000 người dùng và được rất nhiều môi giới, các nhà đầu tư biết đến. Ông Vũ cho biết thêm, tỷ trọng doanh thu về môi giới chiếm 85%, đầu tư thứ cấp 10% còn 5% mảng kinh doanh marketing. Trong tương lai, CENLAND sẽ tăng mảng đầu tư thứ cấp. Đồng thời, doanh thu qua nghề môi giới (giao dịch trực tuyến) dự kiến sẽ tăng. "Doanh thu môi giới mỗi năm tăng trưởng khoảng 30%, khi CENLAND đầu tư thứ cấp đặc biệt là khi cầm tiền từ nhà đầu tư Dragon Capital và VinaCapital, thì CENLAND sẽ như là một tổng kho, cần bao tiêu chứ không còn đơn thuần chỉ là môi giới "ăn phí hoa hồng". Ngoài ra, theo ông Vũ CENLAND còn nắm nhiều thế mạnh khác như có hệ thống phân phối mạnh nên có thể tự tin bán được hàng, là nhà phân phối lâu năm có kinh nghiệm và hiểu thị trường, CENLAND không phải nhà tạo lập thị trường mà trước đây đơn thuần là hành nghề môi giới, "buôn nước bọt", kiếm ít tiền quá nên giờ phải mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó, chủ tịch CENLAND cũng không quên nhắc đến yếu tố truyền cảm hướng từ những "anh cả" đi trước, coi đó là tấm gương để phấn đấu. "Chúng tôi được truyền cảm hứng từ các công ty niêm yết. Những tên tuổi lới như HPG, VIN,…vốn niêm yết 10 năm trước cũng như CENLAND bây giờ. Nên công ty có kỳ vọng vào kế hoạch niêm yết, lao vào đầu tư thứ cấp nhằm củng cố vị thế chúng tôi là đơn vị phân phối hàng đầu." ông Vũ chia sẻ. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Thọ Tuyển – Tổng giám đốc CENLAND, hiện công ty đã ký mua lại nhiều bất động sản thứ cấp trong năm 2018. Một số dự án mà công ty nhận như dự án 2.200 tỷ đồng tại Đồng Kỵ, Bắc Ninh; dự án 73 căn liền kề tại trung tâm tỉnh Thanh Hóa; dự án 9,3ha tại Hải Phòng; dự án tại Hạ Long, dự án hợp tác với Gamuda Land khoảng 1.500 tỷ đồng….Theo Cafe F