BĐS Tây Nam Hà Nội: Điểm nóng mới nhờ “cú huých” hạ tầng

Sở hữu vị trí tâm điểm của các trục giao thông huyết mạch, quy hoạch hạ tầng phát triển, quỹ đất sạch vẫn còn nhiều… là lý do khu vực Tây Nam Hà Nội vẫn giữ được sức hút trên thị trường bất động sản.

Hạ tầng phía Tây Nam phát triển dựng nên “thủ phủ” mới cho các khu đô thị

Khu vực Thanh Trì đang nổi lên như một “vùng đất mới” đầy tiềm năng trên thị trường BĐS Tây Nam Hà Nội. Đáng chú ý, ngoài việc được chú trọng đầu tư mạnh về hạ tầng, Thanh Trì còn nằm trong đề án lên quận năm 2025, tạo tiền đề vững chắc cho bất động sản (BĐS) bứt phá, khẳng định vị thế trung tâm mới của thủ đô.

Trên thực tế, khu vực huyện Thanh Trì - nơi tiếp giáp với các quận: Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, từ lâu đã hình thành một “tiểu thị trường” sôi động với loạt khu đô thị có quy mô từ vài hecta đến vài chục hecta. Các dự án với quy mô lớn, quy hoạch hiện đại, đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện mạo đô thị, thu hút dân cư, tạo lập cộng đồng, đưa Thanh Trì trở thành một điểm nhấn trên bản đồ BĐS Hà Nội.

Khu vực Tây Nam Hà Nội hút vốn nhà đầu tư nhờ lợi thế hạ tầng, quy hoạch (Ảnh: The Manor Central Park)

Đặc biệt, BĐS khu vực Thanh Trì càng trở nên sôi động hơn kể từ khi Hà Nội quy hoạch xây dựng công viên Chu Văn An. Đây là dự án công viên có quy mô lớn, nằm giữa hai trục đường huyết mạch của khu Nam là Vành đai 3 (Nguyễn Xiển) và Phan Trọng Tuệ (đường 70), bao gồm các hạng mục cảnh quan (cây xanh, hồ điều hòa) và văn hóa (khu tưởng niệm, bảo tàng).

Cùng với đó, dự án đường bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, nối khu Xa La với đường Nguyễn Xiển đã chính thức được khởi công, gồm 2 tuyến đường (số 1, số 5) và nút giao giữa tuyến số 1 với đường 70. Trong đó, tuyến số 1 dài 2,5km, mặt cắt ngang 53,5m; tuyến số 5 là đường liên khu vực, dài 1,1km, mặt cắt ngang 20,5m. Tại nút giao giữa tuyến số 1 với đường 70 sẽ xây một cầu vượt trực thông dài 255m, rộng 16,5m, gồm 8 nhịp dầm bê tông cốt thép liên tục.  

Mới nhất, tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La hay còn gọi là tuyến số 1 đường BT bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An đã thông xe vào tháng 1/2020. Với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, đây trở thành một trong những tuyến đường huyết mạch phía Tây Hà Nội, góp phần san sẻ lưu lượng phương tiện cho các tuyến giao thông chính trong khu vực và rút ngắn thời gian di chuyển từ quận Thanh Xuân, Hoàng Mai đến Xa La (Hà Đông) xuống chỉ còn khoảng 10 phút thay vì đi đường vòng mất 20 - 30 phút như trước. Nhờ đó, người dân trong khu vực kết nối dễ dàng các khu đô thị mới ở Hà Đông và ngược lại. 

Ngoài ra, 18 tuyến đường có tổng chiều dài 31km, nhằm khớp nối hạ tầng giữa các phường xã và các quận huyện lân cận, cũng đã được thông qua chủ trương xây dựng. Trong đó, nhiều tuyến đường trọng điểm được triển khai kết nối mạnh mẽ với khu vực phía Tây và trung tâm thành phố như đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (đang trong giai đoạn chạy thử), tuyến xe buýt BRT Cát Linh - Yên Nghĩa (đã đi vào hoạt động), trục đường vành đai 3,5 (sắp hoàn thành)… 

Theo quy luật phát triển đô thị, đường mở đến đâu, BĐS sẽ phát triển tới đó. Đặc biệt, khi dòng chảy BĐS nội đô đang chững lại do quỹ đất khan hiếm, giá cả leo thang… thì việc quy hoạch mở rộng những tuyến đường huyết mạch khu vực phía Tây - Tây Nam Hà Nội đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án BĐS phát triển và mang đến nhiều cơ hội lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Đặc biệt, với cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, không gian thoáng đãng, nhiều dự án đẳng cấp với mức giá thuộc “vùng trũng” cộng hưởng với nhau khiến thị trường BĐS phía Tây Nam Hà Nội như “thỏi nam châm” hút khách. Theo nhận định của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh tại buổi tọa đàm “Thị trường BĐS năm 2021” mới đây, Tây Nam đang là khu vực có tiềm năng lớn. Trong đó, phân khúc đất nền, BĐS liền kề là một trong những điểm sáng của thị trường năm nay

Báo cáo thị trường quý I của JLL nhận định, người dân Hà Nội thường chuộng loại hình biệt thự, tuy nhiên loại hình nhà phố thương mại lại đang là xu hướng mới, đặc biệt là các căn nhà phố thương mại nằm trong những dự án quy mô lớn, nhờ lượng cư dân nội khu lớn nên tiềm năng cao khi cho thuê lại các căn này làm nhà hàng, văn phòng, quán cà phê… Mức tăng trưởng giá sơ cấp của nhà phố thương mại cao nhất được ghi nhận (khoảng 15 - 20% so với cùng kỳ năm trước) tại các dự án sắp hoàn thành ở quận Hà Đông và Hoàng Mai.

 

Tại Hà Nội, loại hình nhà phố thương mại đang là xu hướng mới, đặc biệt là các căn nhà phố thương mại nằm trong những dự án quy mô lớn. (Ảnh: The Manor Central Park)

Nguồn cung thấp tầng khan hiếm, sản phẩm nào sẽ là điểm sáng?

Việc thiếu hụt nguồn cung loại hình sản phẩm nhà phố thương mại, biệt thự khiến giá nhà ở phân khúc này vẫn tiếp tục tăng cao trong cả năm 2020, bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, là nhận định chung của nhiều chuyên gia BĐS. Thực tế chứng minh khi ghi nhận tại một số chuyên trang về BĐS, khu vực Thanh Trì, Hoàng Mai, giá đất dao động mạnh, tăng 30 - 40% so với đầu năm.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhu cầu sở hữu BĐS khu vực Tây Nam đang tăng, các nhà đầu tư và người mua nhà đặc biệt quan tâm đến những dự án sở hữu vị trí đắc địa, không gian sống đẳng cấp, đồng thời có tính thanh khoản nhanh, mang tới cơ hội đầu tư hấp dẫn. Khách hàng đặc biệt ấn tượng với các khu đô thị có ý tưởng quy hoạch, thiết kế độc đáo với concept riêng, thể hiện được gu tinh tế của chủ nhân đi cùng với hệ thống tiện ích hiện đại. 

Những khu đô thị quy hoạch mở, tích hợp các tiện ích như công viên, trường học, tổ hợp thương mại… theo mô hình “tất cả trong một” sẽ được ưu tiên chọn lựa bởi đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của cư dân ngay tại nơi họ sinh sống mà không phải di chuyển tới nơi khác. 

Các khu đô thị với quy hoạch, thiết kế độc đáo, hệ tiện ích đồng bộ đặc biệt hút nhà đầu tư và người mua nhà. (Ảnh: The Manor Central Park)

Dự án đó sẽ càng thêm “điểm cộng” nếu kết hợp được cả chức năng lưu trú và kinh doanh, giúp cư dân vừa an cư, vừa lập nghiệp đồng thời. Những dãy nhà phố thương mại trong những đại đô thị, mang theo mình chức năng giao thương, sẽ thu hút cộng đồng, hình thành nên tổ hợp thương mại sầm uất, có thể biến khu đô thị trở thành một “bất động sản điểm đến” trong tương lai - một điểm đến không - thể - bỏ - qua nếu ghé thăm Hà Nội.

Theo các chuyên gia BĐS, trong tương lai gần, việc phát triển những khu đô thị văn minh, hiện đại, đồng bộ, quy mô lớn sẽ thúc đẩy khu vực phía Tây Nam bứt tốc mạnh mẽ hơn nữa, hấp dẫn cả các nhà đầu tư lẫn những người kiếm tìm nơi an cư lý tưởng cho gia đình.

Mọi thông tin về dự án The Manor Central Park, vui lòng liên hệ:

Chủ đầu tư: Bitexco Group

Đơn vị phân phối độc quyền: Cen Land